Những điều cần biết về lưới chắn côn trùng

 Như mọi người đã biết lưới chắn côn trùng ở thời điểm hiện tại được ứng dụng không chỉ ngành nông nghiệp trồng trọt, thủy sản mà nó còn trong những công trình xây dựng, trong thiết kế nhà cửa nhằm mục đích ngăn chặn bụi bặm rác thải và nhiều loại côn trùng có hại. Chính vì thế lựa chọn lưới chống côn trùng có độ bền, phù hợp với mục đích sử dụng của bạn là điều rất quan trọng. Vậy làm gì để lựa chọn được sản phẩm lưới chắn côn trùng phù hợp và đảm bảo chất lượng? Để lưới Trung Lương chỉ cho bạn những thông tin quan trọng về sản phẩm này nhé.

1. Lưới chắn côn trùng là gì?

Lưới chắn côn trùng là một sản phẩm được sản xuất bằng nhựa và sở hữu cấu tạo hình lưới với rất nhiều mắt lưới siêu nhỏ. Dạng lưới này sử dụng ở trong ngành nông nghiệp trồng trọt và cả ở chăn nuôi. Những sản phẩm lưới chắn côn trùng được sử dụng với mục đích ngăn ngừa các loại côn trùng xâm nhập phá hoại và  có thể làm giảm những ảnh hưởng xấu của môi trường bên ngoài bao gồm bụi bẩn, nấm mốc,…

Lưới chắn côn trùng được sử dụng làm nhà lưới trồng rau
Lưới chắn côn trùng được sử dụng làm nhà lưới trồng rau

Lưới chống côn trùng vườn rau nhà kính thường được làm từ nhựa PE (polyetylen) hoặc HDPE (High Density Poly Ethylene) với các thiết kế đa dạng trong đó độ dày được tính bằng đơn vị mesh (Mesh là đơn vị đo theo quy ước quốc tế chỉ ra số mắt lưới trên 1 Inchs [trong đó 1 Inch = 25.4mm]. Quy ước chung Mesh được đưa ra trong điều kiện đo lưới có kích thước lỗ quá nhỏ nên không thể đo bằng đơn vị milimet). Vì được dùng nhiều trong ngành nông nghiệp nhà kính nên các loại lưới chắn ruồi vàng đều được phủ chống UV bảo vệ an toàn cho cây trồng và con người.

> Xem thêm: HPDE là gì ? 

Hạt nhựa HDPE sản xuất lưới chắn côn trùng
Hạt nhựa HDPE sản xuất lưới chắn côn trùng

Trong thời điểm hiện tại có rất nhiều sản phẩm lưới nhựa được bán ở trên thị trường. Vật liệu để sản xuất ra sản phẩm này cũng khá đa dạng giống như nhựa nguyên sinh hoặc nhựa đã pha tạp chất. Những sợi cước của sản phẩm lưới làm từ sợi nguyên sinh chính vì thế tạo ra các sản phẩm chất lượng cao và bền bỉ hơn so với những nguyên liệu nhựa đã qua quá trình xử lý. Thêm vào đó, còn có một dòng sản phẩm lưới cao cấp phủ UV bảo vệ cây trồng và tác hại của các loại tia có hại như tia cực tím.

2. Ứng dụng của lưới chắn côn trùng

  • Ngăn chặn các loại côn trùng xâm nhập có hại vào nhà cửa, cây trồng, trang trại thủy hải sản.
  • Giảm thiểu các ảnh hưởng từ gió, bụi lên các loại cây trồng.
  • Giảm bụi, cũng như các loại rác thải vào nhà cửa mà vẫn đảm bảo sự thông thoáng, không phải tạo ra các không gian kín.
  • Bao quanh các khu chuồng gia súc nhằm chống các loại côn trùng như muỗi, côn trùng gây bệnh, chống dịch hại.
  • Có thể sử dụng làm nhà lưới trồng rau, mang đến chi phí rẻ mà lại hiệu quả đạt được khá cao.
  • Ở một số khu vực, lưới chắn côn trùng còn có thể được dùng để phơi những loại nông sản mới thu hoạch.
  • Sử dụng để làm vó đánh bắt các loại thủy sản (Tôm, tép và những động vật nhỏ khác…)
  • Lưới mịn chống thấm  thể được phủ lên rau hoặc trái cây ngăn chặn sâu bệnh
  • Ngăn chặn sự lây lan của virus
  • Chi phí rẻ và mang thể làm cho giảm đáng nói việc tiêu dùng thuốc trừ sâu hóa học
  • Giảm dùng thuốc trừ sâu bừa bãi ko chỉ rẻ cho cây mà còn giúp bảo vệ môi trường
  • Ngắn được gió bão, mưa đá tương tác lên rau, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm nhà kính
  • Tạo môi trường yêu thích cho sự phát triển của cây trồng, chất lượng cao và năng suất cao
  • Bảo vệ cây Trái cây / Rau / Hoa chống lại sương giá, sâu bọ và chim, như táo, lê, xoài, nho, lựu, cam quýt, bưởi, đào, v.v. Ngoài ra còn được tiêu dùng để đóng gói những loại rau và trái cây, như khoai tây, hành tây , cà rốt, tỏi, cà tím, cam, táo, vv…

3. Lợi ích khi chúng ta sử dụng lưới chắn côn trùng

Lưới chống côn trùng nếu chúng ta sử dụng đúng phương pháp và đúng cách thì nó sẽ phát huy công dụng rất hiệu quả.

3.1 Bảo vệ cây trồng một cách an toàn

Đối với những loại cây trồng khi bị các loại côn trùng gây hại tấn công, đặc biệt là vào những vị trí như lá, ngọn, đọt non, trái non, hoa hoặc các bộ phận khác thì rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Vườn táo được trùm lưới chống ruồi vàng phá hoại
Vườn táo được trùm lưới chống ruồi vàng phá hoại

Khi các loại côn trùng tấn công vào những bộ phận này sẽ có thể làm cho cây không thực hiện được quá trình tổng hợp và vận chuyển các chất dinh dưỡng và nước bên trong, từ đó làm cây dần trở nên héo úa, thậm chí có thể là chết khô. Chính vì thế, việc bảo vệ cây trồng khỏi sự tác động của các loại côn trùng giúp hạn chế tổn thất kinh tế và giúp tăng hiệu quả đầu tư sau một thời gian.

3.2 Tiết kiệm chi phí trong khi làm kinh tế

Dựa theo những tính toán từ chuyên gia, việc áp dụng Lưới chắn côn trùng cho cây trồng có thể sẽ giảm chi phí các khoản đầu tư về nhân sự, thời gian, thuốc trừ sâu, các loại thuốc bảo vệ thực vật và những chi phí phụ trợ khác. Các chi phí này sau khi bỏ đi có thể sẽ giúp tiết kiệm chi phí từ 20 – 40%, điều này sẽ giúp tăng thêm hiệu quả chung khi bạn đầu từ làm về vấn đề gì đó.

3.3 Tiết kiệm được các điều kiện thời gian và công sức

Như chúng ta đã phân tích ở trên, việc dùng các sản phẩm lưới chắn cũng sẽ giúp giảm thời gian dành để chăm sóc cho nhà vườn như phun thuốc các loại, bắt sâu, lặt các lá sâu, hái trái hư…Thêm vào đó các việc này tuy đơn giản nhưng dựa trên diện tích vườn rộng sẽ có thể làm tốn nhiều nhân lực và thời gian, nếu trong gia đình nhiều người thì đỡ về nguồn nhân lực, còn nếu không nhà vườn sẽ phải thuê thêm người để đảm đương làm những việc này.

3.4 Giảm các thiệt hại do tự nhiên gây ra

Việc sử dụng lưới chắn côn trùng vừa có thể ngăn chặn côn trùng thì những sản phẩm này còn có công dụng khác đó chính là ngăn cản các thiệt hại của thời tiết gây ra như là gió to, mưa lớn, hoặc thậm chí là sương đêm. Sản phẩm lưới sẽ giúp làm giảm tối đa tác động xấu trực tiếp từ các yếu tố tự nhiên này. Điển hình như các loại rau hoặc hoa, khi những cơn mưa lớn ập tới sẽ gây dập hoặc rách lá, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của chúng ta.

Biên lưới chắn côn trùng 32 mesh
Biên lưới chắn côn trùng 32 mesh để bảo vệ vườn táo và trồng rau nhà lưới

3.5  Gia tăng phần trăm đầu tư thành công

Việc tiết kiệm thêm các khoản chi phí và tăng thêm năng suất dành cho cây trồng, điều này có thể giúp tăng hiệu quả đầu tư chung đến các nhà vườn. Lợi nhuận được tính bằng doanh thu trừ những khoản chi phí bỏ ra, tất nhiên việc giảm chi phí và góp phần tăng doanh thu từ phương pháp dùng lưới chắn côn trùng có thể giúp tăng hiệu quả đầu tư lên gấp đôi so với công việc canh tác theo như kiểu truyền thống mà không dùng đến biện pháp che chắn này.

3.6 Lợi ích về mặt an toàn và sức khỏe con người

Theo những phương pháp canh tác truyền thống thì thay vì việc sử dụng lưới trùm táo, lưới trùm mận hoặc bảo vệ các loại cây trồng khác thì bà con nông dân phải dùng đến thuốc trừ sâu, các loại thuốc bảo vệ thực vật để có thể tăng tính bảo vệ cho cây trồng trước những sự tấn công của các côn trùng và yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên các chất độc hại có trong những loại thuốc này có thể sẽ tác động trực tiếp đến vấn đề sức khỏe và môi trường giống như nhiều nhà khoa học đã từng phân tích.

Chính vì lý do đó mà các sản phẩm lưới chắn côn trùng giá trị nhất chính là ở  đặc điểm “Nông sản sạch – Tiết kiệm chi phí – Năng suất cao”.

3.7 Thêm sự tự tin và an tâm cho chủ vườn hoặc trang trại

Chủ nhà vườn có thể ngủ ngon giấc hơn bởi vì không còn phải lúc nào cũng lo sợ quá nhiều đến sự phá hoại của những loại côn trùng lên vườn cây trồng của mình.

Quy chuẩn về khổ lưới chắn côn trùng

Lưới chống côn trùng có nhiều khổ và mỗi mesh có mật độ ô khác nhau. Dưới đây là bảng quy chuẩn về khổ lưới chắn côn trùng:

Mật độ ô của từng khổ mesh lưới chống côn trùng

Lưới chống côn trùng 16 meshKhoảng 40 ô/cm2
Lưới chống côn trùng 18 meshKhoảng 45 ô/cm2
Lưới chống côn trùng 24 meshKhoảng 60 ô/cm2
Lưới chống côn trùng 32 meshKhoảng 80 ô/cm2
Lưới chống côn trùng 50 meshKhoảng 200 ô/cm2

4. Làm sao để lựa chọn được lưới chắn côn trùng phù hợp?

Khi các bạn sử dụng lưới chắn côn trùng làm nhà lưới để trồng rau sạch: Làm nóc thì có thể lựa chọn lưới 18 đến 25 mesh. Ở các vùng có khí hậu khô nóng giống như Đồng nai, Tây Ninh, Long An… thông thường nên sử dụng lưới chắn côn trùng 18 mesh (45 ô/cm2). Mặt khác vùng có khí hậu ôn hòa giống như Lâm Đồng hay ở những tỉnh có mùa đông lạnh… thì nên dùng lưới 25 Mesh (90 ô/cm2). Bởi vì mật độ lưới chống các loại côn trùng càng lớn thì càng làm cho nền nhiệt độ bên trong các nhà lưới càng cao hơn so với bên ngoài. Khi mọi người làm tường thì nên chọn các loại loại dày, thường thì sẽ là 32 mesh (143 ô /cm2) để đảm bảo độ an toàn cao nhất.

Sử dụng để để trùm trái cây (Táo, Mận, Ổi…): Lưới trùm vườn trái cây (lưới trùm táo, lưới trùm mận…) để có thể ngăn các loại ruồi vàng phá hoại và giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu sử dụng lên trái. Thông thường với trường hợp này nên dùng lưới chắn côn trùng 19 mesh (48 ô/cm2) là phù hợp nhất.

Lưới chắn côn trùng sử dụng ở trong chăn nuôi.: Trong khi chăn nuôi, bà con nông dân chúng ta thường sẽ dùng loại lưới chắn côn trùng 22 mesh (60 ô/cm2) với khổ 2m4 để có thể may thành mùng lớn chắn các loại muỗi, ruồi gây hại chích trâu bò, heo…

5.Khi mua lưới chống côn trùng thì nên chú ý điều gì?

Đối với các loại côn trùng to thì chúng ta có thể sử dụng các dạng lưới lỗ thưa, còn với côn trùng nhỏ kiểu như muỗi, bồ hóng,… nên sử dụng các lưới chắn côn trùng có số lỗ càng dày thì càng tốt. Độ dày thưa của các sản phẩm lưới còn gây ảnh hưởng đến nền nhiệt độ bên trong khu vực nhà lưới, chính vì thế mà nên đánh giá ở nhiều mặt để có thể cân nhắc quyết định.

Vật liệu quyết định đến độ bền: nên lựa chọn các loại lưới có chất liệu nhựa nguyên sinh, phần này các bạn nên xem kỹ thông số kỹ thuật, có tác dụng chống tia UV để có thể ngăn chặn bớt những ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời lên cây trồng của gia đình bạn.

Lưới chắn côn trùng 50 mesh - Trung Lương 2
Lưới chắn côn trùng 50 mesh – Trung Lương 2

Độ dày thưa của các mắt lưới tùy thuộc vào mục đích sử dụng: với từng loại côn trùng mà các bạn cần tránh, nên chọn các lưới phù hợp để có thể tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo về mặt hiệu quả sử dụng.

Xem kỹ nguồn gốc xuất xứ và thời hạn sử dụng: xuất xứ của các sản phẩm lưới sẽ cho mọi người biết độ bền của lưới đang ở mức nào, lựa chọn sản phẩm lưới có xuất xứ rõ ràng và uy tín, xem kỹ hạn sử dụng, tránh việc sử dụng lưới đã sản xuất quá lâu thì sẽ không đảm bảo được lợi ích mà dòng sản phẩm này mang đến.

Nên thay thế các sản phẩm lưới chống côn trùng theo thời gian định kỳ để đảm bảo sự ổn định cho vườn cây của bạn. Đừng tham lam những nơi rao bán lưới giá rẻ tiền, bạn nên chọn những địa điểm sản xuất cũng như cửa hàng bán có uy tín, đảm bảo chất lượng tránh tiền mất tật mang.

6.Tuổi thọ lưới chắn côn trùng là bao lâu?

Thời gian để sử dụng của các loại lưới chống côn trùng sau khi quá trình lắp đặt sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như điều kiện về thời tiết, khí hậu khu vực đang sử dụng và phương pháp lắp đặt của bạn. Tuổi thọ trung bình của các sản phẩm lưới giá rẻ sẽ rơi vào khoảng 3- 5 năm, tuy nhiên đối với các loại hàng nhập khẩu Israel các bạn có thể sử dụng lưới đến hàng chục năm ơ trong điều kiện thi công đúng quy cách theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Tuổi thọ trung bình của lưới chống côn trùng từ 3 đến 5 năm
Tuổi thọ trung bình của lưới chống côn trùng từ 3 đến 5 năm

Đối với những chủ trang trại hoặc nhà vườn có lẽ đây là những thông tin vô cùng quan trọng. Có thể lưới chắn côn trùng chính là giải pháp hàng đầu dành cho các bạn ngay trong thời điểm hiện tại. Hãy áp dụng và mang về những hiệu quả trong khi giao trồng cây nhé mọi người.

7. Bảng giá của lưới chắn côn trùng tại Trung Lương

Sau đây là Bảng giá Lưới chắn côn trùng do Trung Lương cung cấp để quý khách tham khảo. Giá sẽ cụ thể hơn tùy thuộc vào số lượng mà khách đặt mua.

  • Trung bình giá lưới bán lẻ sẽ dao động từ 11.000 – 20.000đ/m2, tùy thuộc vào màu sắc lưới và số mesh của sản phẩm.
  • Giá 1 cuộn lưới chắn côn trùng sẽ từ 500.000 – 1.600.000đ/cuộn. Tùy vào chất lượng lưới, xuất xứ mà giá bán lưới trên thị trường cũng sẽ khác nhau.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lưới chắn côn trùng là gì

Kỹ thuật trồng sầu riêng năm 2024

Kỹ Thuật Nuôi Lươn Không Bùn